BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

Thứ ba - 24/10/2023 10:16 15.791 0

1. Hiến pháp năm 2013 quy định ngôn ngữ quốc gia là tiếng gì?

a. Tiếng Việt.

b. Tiếng Việt và tiếng các dân tộc thiểu số.

2. Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài:

a. Đất nước trọn niểm vui.

b. Tiến quân ca.

c. Quốc tế ca.

d. Nối vòng tay lớn.

3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 là:

a. Người sinh ra tại Việt Nam.

b. Người có quốc tịch Việt Nam.

4. Hiến pháp năm 2013 quy định công dân bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

a. Đủ 16 tuổi trở lên.

b. Đủ 17 tuổi trở lên.

c. Đủ 18 tuổi trở lên.

d. Đủ 21 tuổi trở lên.

5. Hiến pháp năm 2013 quy định công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

a. Đủ 16 tuổi trở lên.

b. Đủ 18 tuổi trở lên.

c. Đủ 20 tuổi trở lên.

d. Đủ 21 tuổi trở lên.

6. Hiến pháp năm 2013 quy định công dân bao nhiêu tuổi có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

a. Đủ 16 tuổi trở lên.

b. Đủ 18 tuổi trở lên.

c. Đủ 20 tuổi trở lên.

d. Đủ 21 tuổi trở lên.

7. Tội nào sau đây là tội nặng nhất theo quy định của Hiến pháp năm 2013?

a. Giết người.

b. Cướp tài sản.

c. Phản bội Tổ quốc.

d. Ma túy.

8. Công dân có nghĩa vụ nào sau đây theo quy định của Hiến pháp năm 2013?

a. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

b. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

c. Chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

d. Các nghĩa vụ trên.

9. Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

a. Quốc hội.

b. Chính phủ.

c. Tòa án nhân dân tối cao.

d. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

10. Quốc hội được thực hiện quyền gì theo quy định của Hiến pháp năm 2013?

a. Lập hiến, lập pháp.

b. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

c. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

d. Các quyền trên.

11. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, ai là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại?

a. Chủ tịch Quốc hội.

b. Thủ tướng Chính phủ.

c. Chủ tịch nước.

d. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

12. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội là:

a. Quốc hội.

b. Chính phủ.

c. Tòa án nhân dân tối cao.

d. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

13. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là:

a. Quốc hội.

b. Chính phủ.

c. Tòa án nhân dân.

d. Viện kiểm sát nhân dân.

14. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 là:

a. Quốc hội.

b. Chính phủ.

c. Tòa án nhân dân.

d. Viện Kiểm sát nhân dân.

15. Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên là:

a. Hội đồng nhân dân.

b. Ủy ban nhân dân.

c. Tòa án nhân dân.

d. Viện kiểm sát nhân dân.

16. Hiến pháp năm 2013 quy định văn bản nào sau đây là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất?

a. Hiến pháp.

b. Nghị quyết.

c. Bộ luật.

d. Luật.

17. Hiến pháp năm 2013 quy định các chủ thể nào sau đây có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp?

a. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước.

b. Toàn thể Nhân dân.

c. Các chủ thể trên.

d. Không có chủ thể nào nêu trên.

18. Hiến pháp năm 2013 quy định cấp chính quyền địa phương gồm có:

a. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 

b. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

c. a và b.

d. Toàn thể nhân dân địa phương.

19. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên?

a. Tòa án nhân dân tỉnh, huyện.

b. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, huyện.

c. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương.

d. Các cơ quan trên.

20. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày tháng nào hằng năm?

a. Ngày 04 tháng 10 hằng năm.

b. Ngày 20 tháng 10 hằng năm.

c. Ngày 09 tháng 11 hằng năm.

d. Ngày 22 tháng 12 hằng năm.

21. Theo quy định của Luật Thanh niên năm 2020, thanh niên là công dân Việt Nam:

a. Từ đủ 15 tuổi đến 30 tuổi.

b. Từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

c. Từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi.

d. Từ đủ 16 tuổi đến 35 tuổi.

22. Thanh niên có vai trò gì theo quy định của Luật Thanh niên năm 2020?

a. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b. Thanh niên có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

23. Theo quy định của Luật Thanh niên năm 2020, tháng mấy hằng năm là Tháng Thanh niên?

a. Tháng 3 hằng năm. 

b. Tháng 6 hằng năm. 

c. Tháng 9 hằng năm. 

d. Tháng 12 hằng năm. 

24. Luật Thanh niên năm 2020 quy định Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm mấy lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên?

a. Mỗi năm một lần.

b. Mỗi năm hai lần.

c. Mỗi năm ba lần.

d. Mỗi năm bốn lần.

25. Luật Thanh niên năm 2020 quy định thanh niên có mấy trách nhiệm?

a. 02 trách nhiệm.

b. 03 trách nhiệm.

c. 04 trách nhiệm.

d. 05 trách nhiệm.

26. Luật Thanh niên năm 2020 quy định tổ chức nào sau đây giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên?

a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

b. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

c. Hội Sinh viên Việt Nam.

d. Các tổ chức của thanh niên (ngoài tổ chức quy định tại đáp án a,b,c) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

27. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao nhiêu năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý?

a. Nửa năm.

b. 01 năm.

c. 1,5 năm.

d. 02 năm.

28. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định có mấy biện pháp cai nghiện ma túy?

a. 02 biện pháp.

b. 03 biện pháp.

c. 04 biện pháp.

d. 05 biện pháp.

29. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ mấy giai đoạn?

a. 02 giai đoạn.

b. 03 giai đoạn.

c. 04 giai đoạn.

d. 05 giai đoạn.

30. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là:

a. Từ đủ 03 tháng đến 06 tháng.

b. Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

c. Từ đủ 12 tháng đến 24 tháng.

d. Từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

31. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm nào sau đây theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021?

a. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

b. Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.

c. Các trách nhiệm trên.

d. Không có trách nhiệm nào nêu trên.

32. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là:

a. Từ đủ 03 tháng đến 06 tháng.

b. Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

c. Từ đủ 12 tháng đến 24 tháng.

d. Từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

33. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là:

a. Từ đủ 03 tháng đến 06 tháng.

b. Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

c. Từ đủ 12 tháng đến 24 tháng.

d. Từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

34. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; tội phạm được phân thành mấy loại?

a. 02 loại.

b. 03 loại.

c. 04 loại.

d. 05 loại.

35. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định khác?

a. 14 tuổi.

b. 15 tuổi.

c. 16 tui.

d. 18 tuổi.

36. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì:

a. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.

b. Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

37. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định có bao nhiêu hình phạt chính đối với người phạm tội?

a. 03 hình phạt.

b. 05 hình phạt.

c. 07 hình phạt.

d. 09 hình phạt.

38. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định có bao nhiêu hình phạt bổ sung đối với người phạm tội?

a. 03 hình phạt.

b. 05 hình phạt.

c. 07 hình phạt.

d. 09 hình phạt.

39. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì án treo có phải là hình phạt không?

a. Không phải là hình phạt.

b. Là hình phạt.

40. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

a. Không xử phạt tù chung thân.

b. Không xử phạt tử hình.

c. Không áp dụng hình phạt bổ sung.

d. Các đáp án trên đều đúng.

41. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là:

a. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

b. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

c. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

d. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

42. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Nhà nước có thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính không?

a. Nhà nước thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

b. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

43. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi mấy đời?

a. Hai đời.

b. Ba đời.

c. Bốn đời.

d. Năm đời.

44. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có quyền có tài sản riêng không?

a. Vợ, chồng không có quyền có tài sản riêng.

b. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng theo quy định của pháp luật.

45. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người nào sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

a. Vợ, chồng.

b. Cả hai vợ chồng.

c. Cha, mẹ, người thân thích khác theo quy định của pháp luật.

d. Các chủ thể trên.

46. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con bao nhiêu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi giao con cho một bên vợ, chồng trực tiếp nuôi sau khi ly hôn?

a. Từ đủ 03 tuổi trở lên.

b. Từ đủ 07 tuổi trở lên.

c. Từ đủ 09 tuổi trở lên.

d. Từ đủ 12 tuổi trở lên.

47. Sau khi vợ chồng ly hôn, con bao nhiêu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con?

a. Dưới 06 tháng tuổi.

b. Dưới 12 tháng tuổi.

c. Dưới 24 tháng tuổi.

d. Dưới 36 tháng tuổi.

48. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào sau đây?

a. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

b. Được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình.

c. Được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

d. Các quyền trên.

49. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào sau đây?

a. Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

b. Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

c. Các trách nhiệm trên.

d. Không có trách nhiệm nào nêu trên.

50. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, không bao gồm công việc nào sau đây?

a. Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng.

b. Tham gia sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác.

c. Tham gia công việc nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

d. Tham gia tuần tra, giữ gìn an ninh khu phố.

51. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

a. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

52. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có thể thực hiện theo các hình thức nào sau đây?

a. Gọi điện, nhắn tin.

b. Gửi đơn, thư.

c. Trực tiếp báo tin.

d. Các hình thức trên.

53. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

b. Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

c. Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học.

d. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

đ. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

e. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

g. Các địa chỉ trên.

54. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, được sửa đổi, bổ sung năm 2018, trẻ em là người:

a. Dưới 06 tuổi.

b. Dưới 15 tuổi.

c. Dưới 16 tuổi.

d. Dưới 18 tuổi.

55. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng mấy hàng năm?

a. Tháng 3 hàng năm.

b. Tháng 6 hàng năm.

c. Tháng 9 hàng năm.

d. Tháng 11 hàng năm.

56. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em có bao nhiêu quyền?

a. 05 quyền.

b. 10 quyền.

c. 15 quyền.

d. 25 quyền.

57. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em có bao nhiêu bổn phận?

a. 05 bổn phận.

b. 10 bổn phận.

c. 15 bổn phận.

d. 25 bổn phận.

58. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo mấy cấp độ?

a. Hai cấp độ.

b. Ba cấp độ.

c. Bốn cấp độ.

d. Năm cấp độ.

59. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em là:

a. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

b. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

c. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

d. Không có tổ chức nào nêu trên.

60. Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, hàng năm, cơ quan nào sau đây có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm?

a. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b. Hội đồng nhân dân các cấp.

c. Ủy ban nhân dân các cấp.

d. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp.

61. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là:

a. Độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ của Quân đội nhân dân.

b. Độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

62. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn:

a. Trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

b. Trong lực lượng thường trực của lực lượng Cảnh sát biển.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

63. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định hành vi nào sau đây là hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự?

a. Không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự.

b. Không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

c. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

d. Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

đ. Các hành vi trên.

64. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:

a. Phục vụ tại ngũ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

b. Phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

65. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị trong trường hợp nào sau đây?

a. Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ.

b. Thôi phục vụ tại ngũ.

c. Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.

d. Các trường hợp trên.

66. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định công dân nam bao nhiêu tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?

a. Đủ 17 tuổi trở lên.

b. Đủ 18 tuổi trở lên.

c. Đủ 20 tuổi trở lên.

d. Đủ 21 tuổi trở lên.

67. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân bao nhiêu tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự?

a. Đủ 17 tuổi trở lên.

b. Đủ 18 tuổi trở lên.

c. Đủ 20 tuổi trở lên.

d. Đủ 21 tuổi trở lên.

68. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

a. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

c. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

d. Các hành vi trên.

69. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định đối tượng nào sau đây miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?

a. Người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

b. Người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.

c. Người mắc bệnh bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

d. Các trường hợp trên.

70. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị thuộc trường hợp nào sau đây?

a. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.

b. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển.

c. Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.

d. Các trường hợp trên.

71. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi?

a. 25 tuổi.

b. 27 tuổi.

c. 30 tuổi.

d. 35 tuổi.

72. Luật Công an nhân dân năm 2018, sửa đổi, bổ sung năm 2023 quy định ngày mấy hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”?

a. Ngày 03 tháng 3.

b. Ngày 19 tháng 8.

c. Ngày 20 tháng 11.

d. Ngày 22 tháng 12.

73. Luật Công an nhân dân năm 2018, sửa đổi, bổ sung năm 2023 quy định Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp nào sau đây?

a. Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

b. Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

74. Luật Cảnh sát biển năm 2018 quy định ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam là ngày mấy hằng năm?

a. Ngày 03 tháng 3.

b. Ngày 19 tháng 8.

c. Ngày 28 tháng 8.

d. Ngày 22 tháng 12.

75. Luật Biên phòng năm 2020 quy định ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân là ngày mấy hằng năm?

a. Ngày 03 tháng 3.

b. Ngày 19 tháng 8.

c. Ngày 28 tháng 8.

d. Ngày 22 tháng 12.

76. Luật Biên phòng năm 2020 quy định trường hợp nào sau đây được ưu tiên, khuyến khích phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng?

a. Người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới.

b. Người có tài năng.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

77. Luật Biên giới quốc gia năm 2003; được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của ai?

a. Nhà nước.

b. Toàn dân.

c. Nhà nước và toàn dân.

d. Đảng Cộng sản Việt Nam.

78. Luật Biên giới quốc gia năm 2003; được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định khu vực biên giới bao gồm khu vực nào sau đây?

a. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

b. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

c. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

d. Các khu vực trên.

79. Luật Biên giới quốc gia năm 2003; được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định lãnh hải của Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài?

a. 6 hải lý.

b. 12 hải lý.

c. 18 hải lý.

d. 24 hải lý.

80. Luật Biên giới quốc gia năm 2003; được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

a. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới.

b. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

c. Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia.

d. Các hành vi trên.

81. Hòa giải ở cơ sở là gì?

a. Là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.

b. Là việc Ủy ban nhân cấp xã hòa giải các mâu thuẫn, xích mích tại thôn làng, ấp bản, tổ dân phố.

c. Là việc Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải các vụ việc mà người dân ở cơ sở yêu cầu.

d. Là việc giám đốc doanh nghiệp và người lao động giải quyết tranh chấp về tiền lương và các điều kiện lao động tại doanh nghiệp.

82. Trường hợp nào sau đây không được hoà giải ở cơ sở?

a. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

b. Mâu thuẫn giữa các bên trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác.

c. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

d. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế.

83. Trường hợp nào sau đây được hòa giải ở cơ sở?

a. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

b. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế.

c. Tranh chấp giữa chủ sử dụng lao động với người lao động.

d. Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính.

84. Khi có người dân yêu cầu hòa giải mà hòa giải viên nhận thấy vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì hòa giải viên phải làm gì?

a. Tiến hành việc hòa giải bình thường.

b. Giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

c. Đem hồ sơ của người dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị giải quyết cho người dân.

d. Mời người đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người yêu cầu hòa giải đang công tác, sinh hoạt đến làm việc.

85. Người được bầu làm hòa giải viên phải có tiêu chuẩn gì?

a. Ít nhất phải có trình độ trung cấp Luật trở lên.

b. Ít nhất phải tốt nghiệp phổ thông trung học.

c. Đã từng công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

d. Có uy tín trong cộng đồng dân cư, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân, có hiểu biết pháp luật .

86. Người nào sau đây chủ trì việc tổ chức bầu hòa giải viên?

a. Trưởng ban công tác Mặt trận.

b. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

c. Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố.

d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

87. Trường hợp nào sau đây hòa giải viên phải từ chối tiến hành hòa giải?

a. Bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải.

b. Có lý do dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

c. Khi xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định.

d.Cả 3 phương án trên.

88. Trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự thì hòa giải viên có nghĩa vụ thông báo với ai?

a. Trưởng ban công tác Mặt trận.

b. Tổ trưởng tổ hòa giải.

c. Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

d. Công an xã.

89. Ông A – là hòa giải viên – chứng kiến vụ việc tranh chấp, xích mích về lối đi chung giữa hai nhà trong xóm. Ông A phải làm gì?

a. Tiến hành hòa giải ngay khi biết, chứng kiến vụ việc.

b. Chỉ tiến hành hòa giải khi một bên hoặc các bên yêu cầu mình hòa giải.

c. Chỉ tiến hành hòa giải khi được sự phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

d. Báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

90. Mốc giới ngăn cách các bất động sản do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu của bên nào?

a. Mốc giới ngăn cách đó là sở hữu riêng của bên tạo nên.

b. Mốc giới ngăn cách đó là sở hữu riêng của chủ sở hữu bất động sản liền kề.

c. Mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung của các chủ thể.

d. Mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

91. 01 con bò đi lạc vào đàn bò nhà ông A. Nếu không có người đến nhận thì trong thời hạn bao lâu con bò thuộc quyền sở hữu của ông A?

a. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai.                      

b. Sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo công khai.

c. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai .

d. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai.

92. Người bắt được và có thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, sau đó chủ sở hữu tìm, nhận lại gia súc bị thất lạc thì người bắt được gia súc được hưởng:

a. Toàn bộ số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ.

b. Một nửa số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ.

c. 2/3 số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ.

d. Phải trả lại toàn bộ số gia súc sinh ra trong thời gian nuôi giữ.

93.  Sau khi kiểm số vịt trong đàn, bà C phát hiện 05 con vịt lạc vào đàn vịt nhà mình và đã báo cho Ủy ban nhân dân xã để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết đến nhận lại. 05 con vịt lạc nói trên sẽ thuộc về bà C trong thời hạn bao lâu?

a.  Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận.

b. Sau 02 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận.

c. Sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận.

d. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận

94. Chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc có các quyền và trách nhiệm:

a. Được nhận lại 50% hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được gia cầm.

b. Được nhận lại 100% hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được gia cầm.

c. Không được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra, cũng không phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được gia cầm.

d. Phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được gia cầm, không được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra.

95. Bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong trường hợp này thì lãi suất như thế nào là đúng quy định?

a. Lãi suất được xác định tùy theo thỏa thuận của các bên.

b. Lãi suất được quy định chung là 50%/năm của khoản tiền vay.

c. Lãi suất được quy định chung là 30%/năm của khoản tiền vay.

d. Lãi suất được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; nếu vượt quá lãi suất giới hạn này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

96. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản bị đánh rơi mà chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở được xác định như thế nào?

a. Người nhặt được tài sản được hưởng toàn bộ tài sản.

b. Người nhặt được tài sản được hưởng một nửa giá trị tài sản.

c. Người nhặt được tài sản được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

d. Thuộc Nhà nước.

97. Trường hợp nào thì bên bán có quyền đòi lại tài sản?

a. Bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận.

b. Do tài sản là vật kỷ niệm và hiện tại bên bán cũng không cần tiền. 

c. Giá cả tăng quá cao so với thời điểm bán và giao tài sản.

d. Bên bán không có quyền đòi lại tài sản trong bất kỳ trường hợp nào.

98. Bất động sản gồm những loại tài sản nào dưới đây?

a. Đất đai.

b. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.

c. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng.

d. Tất cả các tài sản trên.

99. Người chưa đủ mười lăm tuổi tuổi gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường?

a. Không ai phải bồi thường.

b. Người gây thiệt hại phải tự bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra bằng tài sản của mình.

c. Người gây thiệt hại phải bồi thường 1/3 thiệt hại do mình gây ra bằng tài sản của mình.

d. Cha, mẹ người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu việc gây thiệt hại xảy ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

100. Sau khi hòa giải ở cơ sở không thành thì tranh chấp đất đai do cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hòa giải?

a. UBND cấp xã nơi có đất.

b. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

c. Ủy ban nhân dân cấp huyện.

d. Tòa án nhân dân cấp huyện./.

 

Nguồn tin: Phòng Tư pháp Huyện Tân Biên:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay4,191
  • Tháng hiện tại27,076
  • Tổng lượt truy cập5,026,013
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Thi hành pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây