CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 10 NĂM 2019

Thứ năm - 03/10/2019 00:00 871 0

CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT  THÁNG 10 NĂM 2019

CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 10 NĂM 2019

CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

THÁNG 10 NĂM 2019

(Chủ đề: Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức

đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

(gọi tắt là Công ước) và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn)

_____


Câu 1 (Chọn đáp án đúng nhất). Khái niệm tra tấn quy định tại Công ước không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

a. Đúng.

b. Sai.

Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Theo quy định tại Công ước, mệnh lệnh của quan chức hay của cơ quan có thẩm quyền cấp trên là căn cứ để thực hiện việc tra tấn.

a. Đúng.

b. Sai.

Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Theo quy định tại Công ước, việc tra tấn chỉ được thực hiện trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe dọa bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp.

          a. Đúng.

          b. Sai.

Câu 4 (Chọn đáp án đúng nhất). Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp gì theo quy định của Công ước để ngăn chặn các hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình.

a. Lập pháp, hành pháp, tư pháp.

b. Các biện pháp hiệu quả khác ngoài các biện pháp quy định tại đáp án a.

c. a và b đúng.

d. a và b sai.

Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Nếu có nhiều lý do thực tế để tin rằng, một người có nguy cơ bị tra tấn bởi một quốc gia khác thì quốc gia thành viên của Công ước không được trục xuất, đẩy trả về hoặc dẫn độ người đó cho quốc gia khác đó.

          a. Đúng.

          b. Sai.

Câu 6. Khái niệm "tra tấn" trong Công ước được hiểu như thế nào? Công ước quy định như thế nào về nghĩa vụ tuyên truyền chống tra tấn? Công ước quy định như thế nào về nghĩa vụ ngăn chặn các hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người khác? Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước ở văn bản nào và thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

Câu 7. Quy định của pháp luật Việt Nam về tra tấn, chống tra tấn như thế nào?

Câu 8. Pháp luật Việt Nam thực hiện nghĩa vụ hình sự hóa các hành vi tra tấn như thế nào theo tinh thần của Công ước?

(Tài liệu tham khảo: Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Thi hành án hình sự năm 2010; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014…).

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay2,988
  • Tháng hiện tại83,163
  • Tổng lượt truy cập6,742,918
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
quang ba ten mien .vn
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Thi hành pháp luật
Cổng Thông Tin Pháp Điển
QR NỘI VỤ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây