Đoàn Giám sát – Quốc hội khóa XV làm việc tại huyện Tân Biên về thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Thứ ba - 16/05/2023 09:39 82 0
Ngày 11.5, tại xã Hòa Hiệp huyện Tân Biên, Tổ công tác của đoàn Giám sát - Quốc hội khóa XV làm việc với địa phương về thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia.Ông Nguyễn Lâm Thành -  Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổ trưởng tổ công tác cùng các ủy viên thường trực Ủy ban pháp luật; Phó chủ nhiệm Ủy Ban xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Đoàn Giám sát – Quốc hội khóa XV làm việc tại huyện Tân Biên về thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Về phía tỉnh Tây Ninh có Bà Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; Ông Trần Minh Nay – Phó Giám đốc sở Nội vụ tỉnh cùng lãnh đạo Huyện ủy, HĐND,UBND huyện Tân Biên và xã Hòa Hiệp.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND Xã Hòa Hiệp cho biết: Xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018. Về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đối với bộ tiêu chí Nông thôn mới xã đạt 18/19 tiêu chí, xã đã lập đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Hòa Hiệp đến năm 2035 đang trình huyện phê duyệt; hệ thống kết cấu hạ tầng – kinh tế nông thôn ngày càng hoàn thiện, có bước tiến mạnh mẽ chất lượng môi trường, phát triển sản xuất gắn với cơ cấu nông nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đến nay còn 0,18%; Việc làm, thu nhập của người dân thông qua việc thực hiện các dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chế độ, chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, toàn xã có 269 hộ dân tộc thiểu số với 1.128 nhân khẩu. UBND xã thường xuyên phối hợp các đoàn thể xã chăm lo cho đồng bào dân tộc cũng như hỗ trợ việc làm, vốn vay, nhà ở, đất ở và đất sản xuất, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc sinh hoạt cộng đồng, duy trì bản sắc văn hóa. Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số. Xây dựng nhà hỏa táng cho đồng bào Khmer với kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Tuy nhiên đến nay các hạ tầng đã xuống cấp, thiếu nguồn vốn cho việc duy tu sữa chữa. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT còn ở mức thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn, kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ cho đồng bào dân tộc.

Tính đến nay huyện Tân Biên có 8/9 xã đạt chuẩn NTM, thực hiện đạt 157/171 tiêu chí. Có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, các xã còn lại cũng đang thực hiện tiến đến xây dựng NTM nâng cao theo kế hoạch.

Từ khi triển khai thực hiện các chương trình MTQG, chất lượng môi trường, cảnh quan nông thôn, hạ tầng toàn huyện được đầu tư cơ bản đồng bộ, kinh tế nông thôn phát triển góp phần nâng cao thu nhập người dân, chất lượng đời sống văn hóa được nâng lên. Đã cấp và hỗ trợ cấp 5.591 thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo; Tỷ lệ đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn đạt chỉ tiêu hàng năm. Tỷ lệ hộ nghèo hiện tại là 0,07% đạt chỉ tiêu nghị quyết.

Lãnh đạo huyện Tân Biên cho biết: để thực hiện đạt các kết quả trên, Đảng bộ huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ triển khai văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện đến tổ chức thực hiện, khảo sát và kiểm tra thực hiện đến các xã trên địa bàn. Ngoài sử dụng các nguồn vốn Trung ương phân bổ để thực hiện các chương trình, còn lồng ghép, phối hợp thực hiện các chương trình đề án của tỉnh, huyện trong chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, nhất bà con đồng bào dân tộc.

Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2023 là 391 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương 40 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 242 tỷ đồng, ngân sách huyện 109 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 30.4.2023 là 300 tỷ đồng, đạt 76,79% dự toán.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai giải ngân nguồn vốn còn khó khăn, nhất là đối với chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, do thời điểm địa phương được phân bổ nguồn kinh phí chưa có hướng dẫn cụ thể về đối tượng thụ hưởng, định mức chi nên chưa có cơ sở để thực hiện.

Ông Nguyễn Ngọc Trỗi Phó chủ tịch thường trực UBND huyện kiến nghị

Một nguyên nhân khác theo Quyết định 318 của Thủ tướng Chính phủ quy định Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, hầu hết các tiêu chí đều đòi hỏi phải đạt ở chuẩn cao hơn rất nhiều so với trước đây; văn bản hướng dẫn từ nhiều bộ, ngành chưa có sự thống nhất, mang tính chung, cần có đầu mối trong hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra, việc đối ứng trong thanh, quyết toán thực hiện các dự án còn khó khăn; khó thu hút trọng dụng đội ngũ y bác sĩ làm việc tại địa phương.

Kết luận buổi làm việc, Tổ trưởng tổ công tác đánh giá kết quả triển khai 3 chương trình MTQG mà huyện, xã đã đạt một số kết quả nhất định; đồng thời cũng định hướng địa phương trong thực hiện các chương trình, quan trọng nhất là nâng cao giá trị sản xuất, các sản phẩm đạt chất lượng, môi trường, phát triển bền vững; cách thức thực hiện tập trung vào vấn đề trọng tâm, có tính ưu tiên; cơ chế chính sách, công khai trong tổ chức thực  hiện.

Tổ trưởng tổ công tác ghi nhận và sẽ tổng hợp các kiến nghị của địa phương đến Quốc hội xem xét.

 

Nguồn tin: Duy Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay219
  • Tháng hiện tại102,409
  • Tổng lượt truy cập6,331,246
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
quang ba ten mien .vn
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Thi hành pháp luật
Cổng Thông Tin Pháp Điển
QR NỘI VỤ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây