Hiệu quả từ mô hình nuôi dê của một nông dân huyện Tân Biên

Thứ ba - 25/09/2018 03:00 919 0

Hiệu quả từ mô hình nuôi dê của một nông dân huyện Tân Biên

Qua tìm hiểu về các mô hình làm kinh tế, biết được mô hình nuôi dê, ít tốn kém, đem lại thu nhập khá cao nên bà Hân quyết định mua 1 con dê đực và 3 con dê nái (giống Bách thảo lai và Bo lai) với giá 12 triệu đồng về nuôi,

        ​Những năm qua, Mô hình nuôi dê của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Biên đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao; từng bước khẳng định tính bền vững trong chăn nuôi.

      Đến với gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Hân sinh năm 1965, cư ngụ tổ 11, ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong, huyện Tân Biên là một trong những nông dân đã chọn mô hình chăn nuôi dê tại gia đình.

       Bà Hân cho biết, vào năm 2015, lúc đầu hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, qua tìm hiểu về các mô hình làm kinh tế, biết được mô hình nuôi dê, ít tốn kém, đem lại thu nhập khá cao nên bà Hân quyết định mua 1 con dê đực và 3 con dê nái (giống Bách thảo lai và Bo lai) với giá 12 triệu đồng về nuôi, với đặc điểm dê là loài ăn tạp, gần như mọi lá cây, cỏ, chuối, củ mì sắt lát và tất cả các loại phụ phẩm nông nghiệp đều làm thức ăn cho dê nên rất dễ nuôi, lại nhẹ công chăm sóc, dê ít bị bệnh tật, chỉ tốn chi phí làm chuồng trại và con giống ban đầu…



Bà Nguyễn Thị Ngọc Hân với đàn dê của mình.


        Để thực hiện mô hình nuôi dê đạt hiệu quả, bà Hân đã học hỏi kinh nghiệm trong thực tiễn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì dê là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng nuôi dê thường được xây dựng bằng tre hoặc gỗ để đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Sàn chuồng cách mặt đất 0,5 đến 0,8 m, làm bằng gỗ bằng phẳng, chừa khe hở khoảng 1 đến 1,5 cm để phân lọt dễ dàng xuống đất. Chuồng có diện tích khoảng 2 mét x 10 mét để cho dê đi lại và lên, xuống sản được dễ dàng. Trong khi nuôi, dê  cũng khá nhạy cảm, dễ bị các bệnh, như: Chướng bụng, đầy hơi, loét miệng, đau mắt… nên khi nuôi cần thường xuyên quét dọn chuồng trại, phát hiện, cách ly và chữa trị kịp thời những con dê bị bệnh để tránh lây nhiễm, gây thiệt hại cho cả đàn. "Dê con nuôi dưỡng tốt sau 8-9 tháng sẽ bắt đầu sinh sản. Dê sinh sản nhanh, trung bình mỗi năm đẻ từ 2-3 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Nhờ có kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi nên chỉ với 2 cặp dê giống ban đầu, sau hơn 3 năm đàn dê đã sinh sản được hơn 60 con. Dê con nuôi khoảng 6 tháng có thể  đạt trọng lượng từ 30-35 kg/con là cho xuất chuồng bán dê thịt. Những con dê đực bà bán cho thương lái, chỉ để lại những con dê cái để nhân giống cho đàn dê ngày một phát triển. Nhờ thịt dê là món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng cho tất cả mọi người nên được thị trường ưa chuộng; hiện nay, có bao nhiêu dê thịt, thương lái đều đến tận nhà mua hết, với giá từ 95.000 đến 100.000 đồng/kg; mỗi năm bà Hân cũng thu lại lợi nhuận khoảng hơn 60 trệu đồng. Bà cho biết; Mô hình chăn nuôi dê thực sự phù hợp với lao động nông thôn; trong những năm tới, gia đình bà sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại chăn nuôi dê theo quy mô thông thoáng, hợp vệ sinh; đảm bảo cho đàn dê ngày một sinh trưởng và phát triển nhiều hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

        Với mô hình này, Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê, từng bước đảm bảo cho một cuộc sống gia đình ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu; góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

         Mô hình nuôi dê đã từng bước khẳng định tính bền vững trong chăn nuôi và được nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư, phát triển với quy mô ngày một gia tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Đức Thịnh

 


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,100
  • Tháng hiện tại88,638
  • Tổng lượt truy cập6,542,322
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
quang ba ten mien .vn
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Thi hành pháp luật
Cổng Thông Tin Pháp Điển
QR NỘI VỤ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây