KẾ HOẠCH Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2022

Thứ ba - 21/06/2022 14:11 971 0

Căn cứ Kế hoạch số 1239/KH-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh năm 2022;

Căn cứ Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND huyện Tân Biên về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn huyện Tân Biên.

UBND huyện Tân Biên xây dựng Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường khả năng ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân trong xu hướng hội nhập quốc tể.

- Xây dựng thị thường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vũng. Hỗ trợ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp huyện, đẩy mạnh các giao dịch TMĐT xuyên biên giới, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển TMĐT với các địa phương khác.

- Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực hoạt động TMĐT; Nâng cao sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT trên địa bàn huyện; Hỗ trợ Doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị huyện, địa phương nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp; hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và người dân.

- Các nội dung thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm. Sau khi thực hiện kế hoạch phải có báo cáo đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm đế triển khai thực hiện tốt hơn trong các năm tiếp theo.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai pháp luật về thương mại điện tử

a) Tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

- Tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về TMĐT. Nội dung phổ biến chủ yếu: Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam và Kế hoạch phát triển TMĐT của tỉnh Tây Ninh trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận biết lợi ích của TMĐT và các điều kiện cần thiết để tham gia TMĐT.

- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn thường xuyên và chuyên sâu cho các lực lượng thực thi pháp luật về chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến.

b) Rà soát, kiến nghị UBND tỉnh, Sở Công thương đề xuất Chính phủ bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển TMĐT.

c) Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan đến TMĐT trên địa bàn huyện.

- Rà soát, kiểm tra các hoạt động TMĐT nhằm nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT trên địa bàn huyện.

- Phối hợp các sở, ban ngành tỉnh thanh, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực TMĐT và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động này trên địa bàn huyện.

2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của TMĐT thông qua các hội nghị tập huấn,triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT, các hoạt động tuyên truyền thông qua: mạng xã hội và các hình thức khác.

3. Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử

- Cử lực lượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách tham gia đào tạo, tập huấn về TMĐT địa phương, có chuyên môn sâu đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý nhà nước về TMĐT.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về TMĐT (Thanh tra, Quản lý thị trường, Công an,,..) trên địa bàn huyện thông qua việc thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng TMĐT, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động TMĐT trên môi trường trực tuyến.

- Thường xuyên theo dõi thông tin trên cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT quốc gia www.online.gov.vn, coi đây là thông tin cốt lõi của cơ chế giám sát và thực thi quản lý nhà nước về TMĐT.

- Đẩy mạnh hoạt động thống kê về TMĐT, đưa hoạt động này thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, phục vụ thiết thực công tác quản lý điều hành và xây dựng chính sách, kế hoạch về TMDT.

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cường ứng dụng CNTT trong các thủ tục hành chính công.

4. Tham gia các hoạt động về thương mại điện tử

a) Về Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Tây Ninh (www.tayninhtrade.com)

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia ngày hội triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn huyện trên sàn TMĐT tỉnh Tây Ninh;

- Hỗ trợ kết nối, liên kết hoạt động các sàn TMĐT trong nước trong hoạt động vận hành và sử dụng sàn thương mại điện tử;

b) Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của huyện và danh bạ doanh nghiệp xuất khấu trên Cổng thông tin xuất khấu Việt Nam - www.vnex.com. vn

Cổng thông tin Xuất khẩu Việt Nam (VNEX) có địa chỉ https://vnex.com.vn là Cổng thông tin chính thống của Bộ Công Thương, cập nhật bằng tiếng Anh để giới thiệu tiềm năng xuất khấu của Việt Nam và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời, vnex.com.vn cung cấp cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam theo các lĩnh vực ngành hàng. Hàng tháng thu thập, biên tập thông  tin về tiềm năng xuất khẩu của địa phương và danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu cập nhật trên đó.

c) Khai thác thông tin trên cổng thông tin thị trường nước ngoài www.vietnamexport.com

- Cổng thông tin thị trường nước ngoài www.vietnamexport.com cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường nước ngoài về hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông tin TTNN được cung cấp bởi các đơn vị của Bộ Công Thương và hệ thống tên 60 Thương vụ Việt Nam tại các nước. Thông tin được cung cấp hàng tháng, hàng tuần để Sở Công Thương cập nhật, tổng hợp cung cấp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện và tỉnh.

- Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ (công nghệ mã vạch, QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

5. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ứng dụng thương mại điện tử

a) Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng thương mại điện tử.

- Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở khi triển khai ứng dụng TMĐT, sử dụng các công nghệ phục vụ phát triển thanh toán trực tuyến.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển TMĐT gắn với Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện và khả năng tham gia vào các sàn TMĐT lớn của thế giới như Amazon, Alibaba...

b) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Tây Ninh nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có khả năng và mong muốn ứng dụng TMĐT về cách thức tham gia. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai thác các cơ hội giao thương hàng ngày.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đặc trưng của huyện tham gia ngày hội triến lãm trực tuyến trên sản TMĐT; tham gia liên kết, kết nối cung cầu sản phấm hàng hóa dịch vụ.

6. Hợp tác quốc tế: Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên điện bàn huyện tham gia vào các diễn đàn hợp tác quốc tế trong TMĐT; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu xuyên biên giới về trong lĩnh vực TMĐT.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch này.

- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng TMĐT.

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử, bố trí cán bộ để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về TMĐT.

- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện và theo hướng dẫn của tỉnh, Trung ương.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị huyện và UBND các xã, thị trấn triển khai có hiệu quả việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”.

- Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, mã truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm, hàng hóa; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiên năng suất, chất lượng gắn với nền tảng sẵn sàng cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra các hoạt động TMĐT trên địa bàn huyện và theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả về UBND huyện, Sở Công Thương theo quy định.

2. Phòng Văn hóa và Thông tin

- Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh đẩy mạnh phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.

- Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông, mạng lưới rộng khắp, chất lượng cao nhằm phục vụ phát triển thương mại điện tử.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Công an huyện thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch và sản phẩm du lịch của huyện, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ ăn uống… ứng dụng TMĐT vào hoạt động của doanh nghiệp.

3. Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND thuyện lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử vào kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội của huyện; cân đối, bố trí vốn hàng năm để thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT huyện Tân Biên năm 2022; cung cấp thông tin về các doanh nghiệp trong hoạt động TMĐT trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này theo quy định. 

4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh huyện: Phối hợp với các đơn vị có liên quan, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử các dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn và thuận tiện cho các tổ chức cá nhân thực hiện thanh toán trực tuyến.

5. Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh

- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT trên hệ thống truyền thanh huyện và các xã, thị trấn.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các đơn vị có liên quan chủ động xây dựng chuyên đề phổ biến các nội dung liên quan hoạt động TMĐT trên địa bàn huyện.

6. Chi cục thuế khu vực Tân Biên – Tân Châu

- Triển khai mô hình hiện đại hóa công tác quản lý thuế trên môi trường mạng, công khai minh bạch hệ thống thuế qua phương thức điện tử.

- Tiếp tục triển khai và hoàn thiện Hệ thống dịch vụ thuế điện tử - eTax gồm Khai thuế qua mạng, Nộp thuế điện tử và Đăng ký thuế tích hợp vào cống dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ website https://www.dichvucong.gov.vn góp phẩn cải cách thủ tục hành chính về thuế.

- Tăng cường tuyên truyền và vận động người nộp thuế tích cực sử dụng hoá đơn điện tử nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí so với hóa đơn giấy; Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính Thuế; Không cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; Đơn giản hóa các quy trình liên quan đến hóa đơn; An toàn - Bảo mật - Chống làm giả hóa đơn.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các đơn vị liên quan kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện có liên quan đến hoạt động TMĐT.

7. Công an huyện

- Chủ động nghiên cứu và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật TMĐT; thanh toán điện tử, giao dịch điện tử và các hành vi vi phạm khác trên môi trường mạng.

- Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh và an toàn trong hoạt động TMĐT. 

8. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng và chuẩn hóa hệ thống sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện; cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm nhằm giới thiệu quảng bá trên sàn TMĐT huyện.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tích cực hỗ trợ các chủ thể sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn huyện xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu sản phấm (nhãn mác, bao gói, truy xuất nguồn gốc,...) và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chí sản phâm xuất khẩu theo quy định.

9. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

Căn cứ nội dung của Kế hoạch, chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện tại địa

phương; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền, phố biến, đào tạo về TMĐT cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình.

Trên đây là Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2022. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp, các đơn vị kịp thời phản ánh về Phòng Kinh tế và Hạ tầng để tổng hợp báo cáo UBND huyện xem xét, quyết định./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay203
  • Tháng hiện tại84,563
  • Tổng lượt truy cập6,538,247
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
quang ba ten mien .vn
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Thi hành pháp luật
Cổng Thông Tin Pháp Điển
QR NỘI VỤ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây