NUÔI DÊ THỊT MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

Thứ ba - 15/02/2022 22:00 900 0

NUÔI DÊ THỊT MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

Xã Thạnh Tây được biết đến là xã thuần nông, người dân nơi đây chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Trong thời gian qua, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, thay vì chăn nuôi theo phong trào như trước đây, nông dân đã biết chọn lọc các loại vật nuôi vừa mang hiệu quả kinh tế vừa có đầu ra dễ dàng. Trong đó, mô hình nuôi dê thịt đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Hiện nay trên địa bàn xã Thạnh Tây có trên 20 hộ chăn nuôi dê với số lượng gần 1.000 con, bình quân 01 hộ nuôi từ 10 - 15 con, có hộ nuôi với số lượng lớn khoảng 40 – 50 con, chủ yếu là nuôi dê sinh sản và dê thịt, với các loại như: Bách Thảo, Hòa Lan, Boer. Điển hình là gia đình Chị Nguyễn Thị Mai, sinh năm 1980 – ngụ ấp Thạnh Nam, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên. Gia đình chị Mai thuộc diện khó khăn, không có đất sản xuất. hai vợ chồng chị Mai, buôn bán thức ăn sáng, cơm, hủ tiếu. Sau mấy năm  không hiệu quả, do dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp; Năm 2020 gia đình chị quyết định chuyển sang nuôi dê thịt và sinh  sản với số vốn ban đầu hơn 170 triệu đồng. Với từng vốn đó khởi đầu gia đình chị làm chuồng trại và mua 30 con dê, trong đó có 10 con dê mẹ về gây giống. Giai đoạn đầu chăn nuôi dê, gia đình chị gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu hết tập tính của loài dê cũng như chưa có kinh nghiệm, có lứa dê sinh sản thành công cũng có lứa bị thất bại. Những lúc như thế, gia đình không bỏ cuộc mà chịu khó mày mò, tìm hiểu nguyên nhân, ghi chép cẩn thận từng biểu hiện bệnh, cách phòng, trị bệnh, đúc kết kinh nghiệm trong thực tế nuôi và lựa chọn con giống khỏe. Dần dần, nhờ chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, cùng sự chăm sóc chu đáo, đàn dê của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế, không ngừng sinh sản, phát triển.

Chị Mai lựa chọn chăn nuôi dê vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có đầu ra dễ dàng.JPG

Chị Mai lựa chọn chăn nuôi dê vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có đầu ra dễ dàng


ĐÀN DÊ NHÀ CHỊ MAI 


 Chị Mai cho chúng tôi biết, cách nuôi dê là con vật dễ nuôi, ít bị bệnh, sức đề kháng cao, thức ăn cho dê rất dễ kiếm ở vùng nông thôn; chuồng nuôi dê được thiết kế đơn giản, đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa; để đàn dê phát triển khỏe mạnh. Dê lại là loài động vật sinh sản nhanh, việc phối giống rất quan trọng, do đó người nuôi chú ý 01 năm đổi dê đực một lần để tránh cận huyết. Bình quân mỗi năm dê đẻ 02 lứa, mỗi lứa 02 con, đặc biệt có những lứa lên đến 3 - 4 con. Dê nuôi khoảng 06 tháng có thể đạt trọng lượng từ 30 - 35 kg/con. Hiện tại, số dê thịt gia đình chị nuôi đều được các thương lái trong và ngoài địa bàn tiêu thụ hết với giá bán dao động ổn định từ 130.000 - 150.000 đồng/kg. Khi xuất chuồng, dê đực nặng hơn con cái nên giá giống sẽ cao hơn, Mỗi năm, bình quân mỗi năm gia đình chị Mai xuất chuồng bán 50 con dê thịt, trên 60 con dê giống, trung bình 5 con/tháng; Ngoài ra, phân dê khô có được bán 35 ngàn đồng/bao (chừng 20kg) mang lại thu nhập hơn 10 triệu đồng/năm cho gia đình. Chị Mai bộc bạch thêm; do ảnh hưởng dịch bệnh nên hiện tại giá dê không còn ở mức cao như trước đây nhưng vẫn có lời. Không chỉ thành công với mô hình nuôi dê thịt, gia đình chị còn phát triển mô hình dê giống để cung cấp cho bà con trong xã. sau đó phát triển dần dần số lượng, trong đó có 30 con dê sinh sản, còn lại dê thịt và dê con (bán giống). Bán dê giống giá 190 ngàn đồng/kg (giống đực), 140 ngàn đồng/kg (giống cái). Bán khoảng 30 con dê giống (tầm 2,5 – 3 triệu đồng/con). Sau khi trừ hết chi phí, bình quân 01 năm mang về cho gia đình chị Mai nguồn thu nhập hơn 150 triệu đồng. Chính vì vậy mà thu nhập mang lại cho gia đình cũng khá ổn định. Khởi nghiệp ban đầu nhiều khó khăn nhưng anh chị đã cố gắng vượt qua, cuộc sống gia đình ổn định hơn. Thời gian tới, ngoài số vốn tích góp được, chị sẽ mở rộng mô hình nuôi dê để tăng thêm thu nhập. Hiện nay, gia đình chị Mai còn cung cấp cả dê thương phẩm và dê giống cho bà con trong và ngoài địa phương, bởi với hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại, nhiều người dân tìm đến để mua giống về nuôi. Gia đình chị Mai cũng tạo ra mô hình liên kết chăn nuôi với bà con nông dân địa phương… Với quy mô trung bình từ 10 – 20 con/hộ. Nhờ liên kết chăn nuôi mà các hộ đều phát triển, cải thiện đời sống nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.

 

 DSC00232.JPG

ĐÀN DÊ SINH TRƯỞNG TỐT CỦA CHỊ MAI


Phát biểu: Chị Nguyễn Thị Mai chia sẻ; "Khi mới khởi nghiệp với mô hình, gia đình tôi chỉ có trong tay 30 con dê. Trong những ngày đầu chuyển sang nuôi dê, mình cũng gặp không ít khó khăn vì phải tính toán làm thế nào để đàn dê phát triển tốt và có đầu ra ổn định. Nhưng với sự quyết tâm của bản thân nên những trở ngại ban đầu rồi cũng trôi qua. Kết quả qua nhiều năm tích cực chăm sóc, đàn dê của gia đình cũng tăng lên đến gần 500 con"

Qua tìm hiểu được biết, nuôi dê nhốt chuồng khá nhàn nên người nuôi vẫn có thời gian làm việc khác; hơn nữa dê sinh sản nhanh, khả năng thu hồi vốn chỉ trong thời gian ngắn. Chuồng trại nuôi dê được làm đơn giản, với diện tích khoảng 40m2/chuồng; vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp lá hoặc tôl. Điều đặc biệt là chuồng dê làm phải cao ráo, cách 1m so với mặt đất và làm theo kiểu chuồng sàn. Các thanh gỗ lát sàn có khe hở để bảo đảm phân và nước thải lọt xuống. Đối với dê sinh sản, phải bám sát chu kỳ và lập sổ ghi chép kỹ lưỡng quá trình phối giống cũng như sinh sản của đàn dê. lợi thế lớn nhất khi nuôi dê là tận dụng được thức ăn có sẵn trong vườn nhà. Vì dê là loài ăn tạp nên mình có thể không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn mà chỉ tốn công cắt cỏ và xắt nhỏ thân cây chuối để cho dê ăn.

Theo chị Mai, siêng năng có thể nuôi dê, cực là phải dành thời gian cắt cỏ, kiếm lá cây, khỏe là dê ít bệnh, thông thường đều trị được. Đối với dê thịt, gần xuất chuồng, cần cho ăn thêm thức ăn để nâng cao trọng lượng và tăng chất lượng thịt. Do những tháng đầu dê chỉ phát triển xương, về sau sẽ phát triển hệ cơ (thịt). Đối với dê nái (đẻ), cho ăn nhiều cỏ xanh, ít tinh bột (thức ăn dạng viên, cám,..). Khi dê đậu thai, dứt hẳn tinh bột, cho ăn duy nhất cỏ xanh, cây lá (do tinh bột rất nóng, ảnh hưởng đến sinh sản của dê). Để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất quan trọng, từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh, chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh. Nhờ sự cần cù, chịu khó, tâm huyết trong chăn nuôi, với ý chí dám nghĩ, dám làm, đến nay mô hình nuôi dê của gia đình chị Mai là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng chị Mai còn thường xuyên giúp đỡ bà con xung quanh về con giống, đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Phát biểu Ông Nguyễn Bảo Thọ; Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Tây –cho biết: " Chị Mai là nông dân tiêu biểu, đi đầu trong phong trào nuôi dê mang lại hiệu quả cao. Hiện tại, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã cũng phát triển mô hình này. Để hỗ trợ người dân chăn nuôi dê phát triển bền vững, chúng tôi sẽ thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn vay, hỗ trợ bà con nâng cao chất lượng, tăng quy mô tổng đàn và nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, đặc biệt định hướng tiêu thụ cho bà con, giúp hộ chăn nuôi dê trên địa bàn phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng". Sự cần cù, chịu khó, với ý chí dám nghĩ, dám làm, đến nay mô hình nuôi dê của Chị Mai là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Dê dễ nuôi, giá dê thịt luôn ổn định, phù hợp với các hộ ít đất sản xuất, nên mô hình này phù hợp với bà con nông dân để tận dụng thời gian nhàn rỗi và tạo thu nhập ổn định cho gia đình".

Chị Mai lựa chọn chăn nuôi dê vì vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có đầu ra dễ dàng.JPG

Chăn nuôi dê vì vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có đầu ra dễ dàng


Có thể khẳng định, nhờ chăm chỉ tìm tòi học hỏi cái mới, không ngại khó ngại khổ, Chị Nguyễn Thị Mai trở thành một trong những người tiên phong làm giàu từ mô hình chăn nuôi dê thịt nhốt chuồng ở xã Thạnh Tây huyện Tân Biên. Mô hình nuôi dê thịt nhốt chuồng của gia đình Chị Nguyễn Thị Mai là hướng đi phù hợp cho người dân địa phương nơi đây. Qua đó giúp bà con nông dân chuyển đổi kinh tế theo hướng đa cây, đa con để nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế gia đình và làm giàu chính đáng ./.


NGUYỄN DIỄN – THẠCH THẢO

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay4,662
  • Tháng hiện tại67,914
  • Tổng lượt truy cập6,631,547
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
quang ba ten mien .vn
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Thi hành pháp luật
Cổng Thông Tin Pháp Điển
QR NỘI VỤ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây